Cùng bé nấu ăn theo độ tuổi

Bạn đang tìm kiếm một hoạt động tuyệt vời mà bạn có thể làm ở nhà với con mình? Hãy thử nấu ăn! Nấu ăn với trẻ em không mất nhiều thời gian và công sức. Nấu ăn với bé là một hoạt động gia đình rất dễ dàng và thú vị. Nếu bé được bố mẹ dạy nấu ăn bây giờ, bé sẽ tiếp tục phát triển với những thói quen lành mạnh khi lớn lên. Không những thế, đây cũng là 1 trong những cách giúp bé yêu thích bữa ăn và kích thích ăn uống hơn, tránh tình trạng biếng ăn cũng như nguy cơ suy dinh dưỡng đối với trẻ thiếu chất.

Mùa dịch này đang ở nhà cùng bé, bố mẹ hãy cho bé cùng tham gia vào bếp cùng nhé! Sau đây là gợi ý mô tả các công việc làm bếp tương ứng với từng độ tuổi bố mẹ có thể tham khảo và cùng bé thực hiện: 

Trẻ có thể bắt đầu tập làm quen với công việc trong bếp từ 2 tuổi, tất nhiên bố mẹ cần giám sát và hướng dẫn bé, giúp bé có những khái niệm cơ bản về sự an toàn trong quá trình nấu ăn. 

Với người lớn thì nấu ăn là một nghệ thuật nhưng đối với trẻ thì nấu ăn còn là 1 phương pháp giáo dục. Trẻ sẽ học cách nhận biết các thành phần, khám phá nguồn gốc của các loại rau củ quả, thực phẩm và cách sử dụng các dụng cụ nhà bếp một cách an toàn và hiệu qủa.

Mẹ hãy để ý, nhiều bé cảm thấy thú vị khi nhìn mẹ nấu ăn, vì thế hãy luôn cập nhật với bé mẹ đang làm những công đoạn gì trong khi nấu. Có thể áp dụng cách cho bé một chiếc nồi với chiếc muỗng để bé nghịch dưới đất. Mẹ hãy thông báo cho bé biết mẹ đang làm gì như “Mẹ đang luộc rau cho con nè!”, “Mẹ đang cho thịt vào nồi, con nấu tới đâu rồi?”. Đặt nhiều câu hỏi cho bé khi bé đang nghịch ví dụ như “Con đang làm gì thế?” “Con nấu món gì đó?" “Con ngửi thấy mùi thơm không?"

Thậm chí trẻ còn học được các kỹ năng tính toán như đong, đếm, tính tỉ lệ thành phần nguyên liệu cho các món, gia giảm công thức nấu ăn. Ngoài ra, trẻ cũng rèn luyện được sự kiên nhẫn trong quá trình chế biến các món ăn. Sự sáng tạo thông qua việc nấu ăn, làm bếp cũng là 1 điểm tích cực của hoạt động này đối với trẻ.

Làm bếp là công việc đòi hỏi sự sáng tạo, bố mẹ hãy cho trẻ cơ hội được bày tỏ mong muốn trong quá trình làm bằng cách hỏi con hôm nay con muốn ăn rau gì trong món salad, con thích ăn mì trộn hay mì xào… 

Đây là công việc mang lại nhiều lợi ích cho trẻ mà bố mẹ có thể chưa biết như: giúp bé ăn uống tốt hơn, bé có trải nghiệm thực tế với các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, tăng mối liên kết giữa cha mẹ và con cái. 
        Trong quá trình làm bếp, các động tác nhào, nặn, cắt gọt, trộn thức ăn sẽ khiến trẻ thích thú. Mẹ cần nhắc trẻ về khâu vệ sinh, rửa tay sạch sẽ trước và sau khi làm bếp. Sau khi nấu ăn, mẹ hãy để bé dọn dẹp và lau sạch bàn, ghế, dụng cụ, với các bé lớn hơn có thể giúp mẹ dọn rửa, lau khô bát đĩa, sắp xếp dụng cụ nhà bếp.

Các mẹ thấy đấy! Nấu ăn cùng bé không hề khó đúng không? Với các lưu ý trên, mẹ có thể giúp bé tránh được tình trạng biếng ăn cũng như ngăn nguy cơ suy dinh dưỡng. Điều đặc biệt là những khoảng thời gian và thói quen như thế này có thể giúp bé giảm lo âu căng thẳng trong thời gian dịch bệnh như thế này. Chúc bé và bố mẹ có những khoảnh khắc thật đẹp bên gian bếp nhà mình và cùng chia sẻ những bức ảnh đẹp với các cô giáo của con nhé!